Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Cát Vạn Lợi trở thành 1 trong 6 doanh nghiệp tại Việt Nam được chính phủ hỗ trợ tham gia dự án “Nghiên cứu hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chứng nhận sản phẩm theo các chương trình CE – Marking UL, RoHS

Cát Vạn Lợi trở thành 1 trong 6 doanh nghiệp tại Việt Nam được chính phủ hỗ trợ tham gia dự án “Nghiên cứu hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chứng nhận sản phẩm theo các chương trình CE – Marking UL, RoHS

 Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra Quyết định về việc phê duyệt danh mục dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
Mục tiêu dự án lần này là “Nghiên cứu hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chứng nhận sản phẩm theo các chương trình CE – Marking UL, RoHS”. Trong đó, Nhà máy ống thép luồn dây điện Cát Vạn Lợi vinh dự là 1 trong 6 doanh nghiệp tại Việt Nam được Trung tâm Chứng nhân Phù hợp (Quacert) lựa chọn để hỗ trợ nghiên cứu để hoàn thành dự án.
Chứng nhận UL 797 cho ống thép luồn dây điện trơn CVL
Ông Lê Mai Hữu Lâm – Giám đốc nhà máy chia sẻ: “Trong suốt gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị điện công nghiệp, Cát Vạn Lợi luôn mong muốn đem đến những sản phẩm có chất lương tốt nhất cho người tiêu dùng. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ có mặt ở trong mà đã được xuất khẩu qua nhiều quốc gia như: Lào, Campuchia, Myanmar, New Zealand. Bản thân tôi luôn mong muốn có thể đem hàng hóa Việt Nam ra thế giới”.
Tiêu chuẩn UL, viết tắt của cụm từ Underwriters Laboratories – tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. Đây là tập đoàn Tiêu chuẩn quốc tế phi lợi nhuận được cả hai chính phủ Mỹ và Canada công nhận là tổ chức phát tiển tiêu chuẩn. Theo thống kê, UL có khách hàng ở 114 quốc gia với 159 phòng thí nghiệm cung cấp chứng nhận trên toàn cầu.
Logo tiêu chuẩn UL 
Ông Lê Mai Hữu Lâm – Giám đốc nhà máy cho biết thêm, việc doanh nghiệp Việt Nam có được chứng nhận UL sẽ là một bước tiến quan trọng giúp các sản phẩm trong nước nâng cao năng lưc cạnh tranh, vượt qua rào cản khi xuất khẩu qua Mỹ và các nước châu Âu. Đây cũng là đòn bẩy lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí - điện tử nước nhà. Bản thân ông và doanh nghiệp sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành tốt mục tiêu nghiên cứu lần này đồng thời trở thành nguồn lực tư vấn, hướng dẫn áp dụng CE – Marking, UL và RoHS cho các doanh nghiệp về sau.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập thương mai hóa quốc tế. Việc nắm bắt cơ hội để nhận được chứng nhận UL chính là chiếc chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và Cát Vạn Lợi nói riêng nâng cao vị thế và phát triển hơn nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét