Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Cọc tiếp địa là gì? Vai trò của cọc tiếp địa trong cuộc sống hằng ngày

Cọc tiếp địa là gì? Vai trò của cọc tiếp địa trong cuộc sống hằng ngày

Vào tháng 10/2019 vừa qua, tâm bão số 5 đã đổ bộ vào 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11-12, kèm theo mưa to, sấm sét gây thiệt hại lớn cho nhà cửa, tài sản, hoa màu và tính mạng của người dân.

Mưa bão kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ rò rỉ điện trong nhà, do các thiết bị điện không đảm bảo an toàn hoặc do cây cối, công trình kiến trúc bị gió bão quật đổ vào đường dây điện gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Để giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra và để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người thì trước hết ta cần có hệ thống chống sét để di chuyển dòng sét đánh xuống dưới đất một cách nhanh chóng nhất.
Đập thoát nước không kịp
Cây cối đổ ngã
Bảng tên của Trường Cao Đẳng Y Tế Bình Định bị gió bẻ quặt vào trong
Hệ thống chống sét thông thường gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, trong đó không thể bỏ qua cọc tiếp địa. Vậy cọc tiếp địa là gì và vai trò như thế nào mà nó lại quan trọng trong hệ thống chống sét như vậy?
Cọc nối đất tiếp địa về bản chất là một thanh kim loại, được vót nhọn ở một đầu để tiện cho việc cắm cọc xuống đất; đầu còn lại làm bằng để đóng búa tạ.
Cọc tiếp địa thường được làm bằng 2 loại vật liệu chính là thép mạ đồng và đồng với đường kính từ 16-20mm. Chiều sâu và số lượng cọc trong hệ thống tùy thuộc vào địa chất từng vùng, các cọc thường được nối với nhau bằng dây đồng…
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cọc tiếp địa khác nhau với giá thành rẻ khiến cho các chủ đầu tư – nhà thầu lúng túng trong việc lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm này. Phần lớn các cọc tiếp địa giá rẻ thường không đảm bảo hai chỉ tiêu quan trọng trong chống sét như điện áp sét và cường độ chống sét theo quy định tại TCXDVN 46/2007 do Bộ xây dựng ban hành năm 2007. Do vậy, việc lựa chọn cọc tiếp địa đạt chuẩn an toàn chất lượng là việc rất quan trọng.
Hiểu được mong muốn của khách hàng, sau nhiều năm nghiên cứu Công ty Ống Thép Luồn Dây Điện Việt Nam( Vietconduit Co.,Ltd) đã cho ra mắt cọc tiếp địa mang thương hiệu VNC. Sản phẩm được cam kết chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh với các công ty khác.

Cọc tiếp địa VNC có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu tới khâu thành phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385 : 2012 (BS 6651 : 1999) về chống sét cho công trình xây dựng bao gồm yêu cầu về điện trở suất (ATSM B193-02), tiêu chuẩn chất lượng BE EN 15079:2015 và được thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3).
Cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa có nhiều ưu điểm về tính năng và công dụng:
Hiệu quả sử dụng
Cọc tiếp địa dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng con người, hạn chế ảnh hưởng của sấm sét tới các thiết bị điện.
Tiết kiệm chi phí:
Cọc được lắp đặt thi công dễ dàng, độ bền cao với chức năng hoạt động ổn định trong một thời gian dài nên không tốn nhiều chi phí sửa chữa hay bảo dưỡng thường xuyên.
Để lắp đặt hệ thống tiếp địa hoàn chỉnh ta cần thực hiện theo các bước sau:
    Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất
- Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
- Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
- Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm
     Chôn các điện cực xuống đất:
- Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
- Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm. - Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
- Rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
- Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
- Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
- Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng.
- Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
Sơ đồ thi công hệ thống tiếp địa
Công ty Vietconduit còn cung cấp trọn gói các vật tư thi công hệ thống tiếp địa và chống sét như: Kim thu sét cổ điển, gem, thanh đồng và thanh nhôm thoát sét, mối nối hàn hóa nhiệt… Sản phẩm phù hợp cho các công trình tại Việt Nam và nước ngoài.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ỐNG ĐIỆN VIỆT NAM (Vietconduit Co.,Ltd)
Địa chỉ: 110/62C Lê Văn Khương — Xã Đông Thạnh — Huyện Hóc Môn — TP HCM
Điện thoại: (028) 37 115 015
Fax: (028) 37 115 029
Email: kinhdoanh@ongthepluondaydien.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét